Bình được thiết kế từng bộ phận riêng lẻ. Dễ dàng tháo lắp nên rất tiện khi sử dụng cũng như vệ sinh và lau chùi. Bình có thể dùng để đựng các loại nước ngọt, bia, sữa nóng đều được.
Với bình đựng nước trái cây sử dụng lần đầu, trước khi sử dụng bạn nên dùng nước rửa chén pha loãng để rửa sạch cũng như khử mùi sản phẩm mới trong thân bình. Khi đó bạn sử dụng bình đựng nước hoa quả sẽ không ảnh hưởng đến mùi vị cũng như chất lượng nước trái cây khi sử dụng.
Kiểm tra thân bình
Bình đựng nước trái cây thường có cấu tạo phần thân bằng inox, cổ chân có loại bằng nhựa mạ crom hoặc inox.
Với thân bình làm từ nhựa PC cho khả năng giữ lạnh – nóng lên đến 120 độ C, có một số sản phẩm khác chỉ có giới hạn mức chịu nhiệt dưới nhiệt độ ở khoảng 70 – 80 độ C.
Cần lưu ý tránh sử dụng bình đựng nước nóng rồi chuyển sang dùng nước lạnh ngay sẽ rất dễ bị tình trạng làm cho bình nhựa bị vết rạn nứt do thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến tình trạng như vậy làm giảm tuổi thọ của bình xuống nên mọi người nên lưu ý vấn đề này.
Kiểm tra ống đá giữ lạnh
Bên trong bình sẽ có 1 ống giữ đá bằng inox không gỉ. Nước ép các bạn có thể để trong tủ lạnh trước để nước đủ lạnh rồi đổ vào bình đựng hoặc các bạn có thể đổ trực tiếp vào bình sau đó chỉ cần bỏ thêm vài viên đá vô trong ống giữ đá là được cho dù đá có tan thì sẽ không bị làm mất hương vị của thức uống.
Bên cạnh việc sử dụng đá thông thường, bình đựng nước trái cây còn có loại sử dụng đá gel để giữ lạnh thức uống. Đối với loại bình dùng đá gel không có chân đế nên cần phải đặt ở vị trí cao để phục vụ thực khách lấy nước được dễ dàng hơn.
Để sử dụng bình đựng nước trái cây đá gel, trước tiên bạn cần phải lấy đá gel cho vào tủ đông để một thời gian cho đá gel có thể đông lạnh trở lại, sau đó đưa đá gel đó đặt vào đáy của bình đựng để làm lạnh nước trái cây trong bình. Đá gel có thể giữ lạnh khoảng hơn 4 giờ.
Lưu ý khi sử dụng ống đá
không được đặt ông đá giữ nhiệt- lạnh vào trong tủ lạnh dẫn đến tình trạng làm cho ống bị phù hoặc để quá lâu sẽ làm cho ống bị nứt phải mua phụ kiện khác thay thế.
Kiểm tra vòi của bình đựng
Cuối cùng bạn nên kiểm tra phần vòi của bình xem thử khi đổ nước vào có bị rò rỉ ra ngoài hay không nếu có thì phải liên hệ ngay với cửa hàng để họ đến kiểm tra hoặc bảo hành.
– Hạn chế việc để mạnh bình xuống đất hoặc vị trí nào đó. Vì trên thân bình có gắn sẵn vòi nên khi bạn để mạnh sẽ tác động mạnh đến vòi làm cho vòi bị nứt, gãy, đối với vòi nhựa còn bằng inox thì làm nứt ngay điểm tiếp xúc vòi với bình.
– Trong lúc di chuyển tránh để bình đựng nước trái cây cần tránh va đập mạnh sẽ làm ảnh hưởng tới bình.